Crazy sourdough- Tập 5-Khoa học chính xác

Tiêu chuẩn

Sưu tầm được youtube group siêu hay hơn cả lớp online của Craftsy: The bread code

Anh chàng người Đức này rất hài hước, hướng dẫn kĩ lưỡng, có nhiều chiêu hay và…free. Anh này là software engineer nên công thức bánh mì của ảnh lưu trên Github (thường là chỗ dân lập trình lưu trữ và share source code ha ha ha)

https://github.com/hendricius/the-bread-code

Hack hay:

Dùng cây cắt bột để gập bột

Lấy tí dough cho ra hũ be bé để coi khi nào nó nở gấp đôi…đúng là chính xác khoa học kiểu Đức

Nếu nướng trần thì ngoài việc cho khay nước bên dưới còn che thêm 1 khay bên trên, khay để bánh ở giữa, chế độ lò không mở quạt

Bánh mì có lượng chất lỏng cao trên 70% thì sẽ nhão và khó xử lý nhưng ruột bánh sẽ dai hơn, nở đẹp với những bóng khí to.

Khoa học chính xác:

Thời gian lên men tuỳ theo nhiệt độ nơi ở và lượng starter cần thiết, lấy file excel về tham khảo nha:

https://docs.google.com/spreadsheets/u/0/d/18jeeaXbu61j7D2d1bIynj8eJUp5qrXpq-oq-HjkBZj8/htmlview

Mua bút đo độ pH (dân chơi cá kiểng xài để đo nước bể cá) về đo starter, số càng nhỏ dưới 3 là càng chua, nhiều acid. Quá nhiều acid là thứ phá kết cấu gluten và làm bánh chua. Shopee bán đầy tầm 120k. Trong video thì thấy starter của ảnh là 4.3

Chụp hình bánh làm trước khi xem qua fim này. Bánh chưa đứng form do fold chưa đủ nên xẹp lép, nướng xong chả phồng lên được là bao, mơ gì tới bụng bia, tai vểnh. Hơi nản nhưng sau khi tìm thấy group này thì đã có động lực thử tiếp. The eath isn’t flat and neither is sourdough 😂

Món ăn Ai Cập

Tiêu chuẩn

Các nước nam Địa trung hải như Ai cập, Maroc, Jordan, Tunisia có khẩu vị giống nhau. Thịt cừu, bột bánh phyllo, trái chà là, hạt kê và rất nhiều gia vị đậm mùi.

Mình đến nước này trong một dịp tết. Do là xứ Hồi giáo nên thịt heo là món quốc cấm. Anh hướng dẫn viên bằng cách nào đó vẫn qua phà được chà bông, bánh chưng xanh và…chả lụa. Anh ấy có xin phép chủ quán trước khi đem ra cho đoàn thưởng thức. Đối với người có thể xách giỏ đi chơi tết thì có vẻ món ngon truyền thống không phải là quá cần thiết. Tuy nhiên vẫn đánh giá cao nỗ lực phục vụ khách hàng này của Viet travel.

Một bữa tối ngày 30 tết ở Cairo với món Tàu, món tết truyền thống và nhạc…Without you của Mariah Carey. Thặc là một sự kết hợp hiếm có…

Món ăn bình dân. Hạt gạo khá là khô cứng. Chén súp trông có vẻ hấp dẫn nhưng nhạt nhẽo kém duyên

Món cơm cừu nướng nghe đâu quán đã được dặn là nấu gạo châu á và gia giảm gia vị ướp thịt nên ổn. Tranh thủ ăn và chụp hình hoàng hôn

Món ngọt ngày nào du thuyền cũng dọn chừng này thứ rất ngán. Phần lớn bánh có nhân ngọt đậm, vỏ phyllo (tương tự vỏ puff pastry nhưng dầu mỡ hơn) sau khi chiên thì nhúng thêm đường mật hoặc rắc thêm đường bột.

Bánh mì, chỉ đơn giản là nhồi bột mì, nước, men, chia bột ép mỏng ủ cho nở 1 giờ rồi đem nướng.

Hình ảnh làm bánh mì trong lăng mộ. Lúc đi tới đây thì rất tiếc là chưa quan tâm lắm tới bánh mì. Không thì chắc cũng phải sưu tầm ít men khô nghìn tuổi về VN chơi thử

Crazy sourdough-Tập 4-Có một chút đua đòi

Tiêu chuẩn

Sau khi đã nuôi được men cái phơi khô, em này được 4 tuổi, hàng nội thì mình lại đang tò mò muốn đua đòi thử tìm mua hàng “cổ đại” từ nước ngoài xem sao…

Google thử “dried sourdough starter” xem nào. Có khá nhiều nhãn hiệu nhé. Đang kết em này trên eBay

900 tuổi luôn…ghê thặc

Etsy cũng bán đầy…225 tuổi men cái Pháp

Và tất nhiên rừng già amazon cũng phải có

Lại sắp sửa làm dân chơi không sợ mưa rơi đây. Mùa Covid này hàng họ ship như nào nhỉ…

Rồi lại có 1 anh chàng nghiên cứu làm sống dậy men 4500 tuổi từ bình gốm Ai cập. Không rõ ảnh có tính bán ko. Làm bánh mì giống pharaon hồi xưa ăn hả ta

https://www.foodandwine.com/news/egyptian-yeast-bread

https://www.etsy.com/listing/800871936/225-year-old-french-sourdough-starter

https://www.ebay.com/itm/900-Year-old-Organic-Sourdough-Starter-Yeast-Culture-Heritage-Dutch-Wales-/383715852083?_trksid=p2349624.m46890.l49292

Crazy sourdough- Tập 2-Lại thử và sai

Tiêu chuẩn

Ngụp lặn trong các hội bánh mì men tự nhiên và toàn thấy bánh đẹp, bụng bia căng tròn, tai vểnh, ruột nở bóng khí tràn ngập trong khi con men của mình thì tánh khí thất thường, chỉ làm bánh mì ngọt mà cũng hên xui, lúc nở cao không chua lúc thì xẹp lép ra lò xong vô thẳng thùng rác nên tất nhiên là em này xét về độ khùng cũng hơi bị cao…nhất định không xin men của hội này mặc dù biết xin là có ngay 🙃

Sau khi học xong lớp online của craftsy với thầy Mỹ vẫn chưa thoả mãn thì tớ đành học tiếp lớp khác do quà tặng hấp dẫn…là một hũ men tươi và một bịch men khô bay từ Hanoi vô Saigon. Men khoẻ và lại tiếp tục hành trình thử và sai…

Quá trình làm sống lại men khô cũng khá là sốt ruột…

Ngâm 6g men khô và 15g nước 4 giờ

Lần 1: để 16 giờ tăng gấp đôi, bọt khí nhỏ và ít

Lần 2: để 24 giờ tăng gấp đôi, bọt khí nhỏ và ít

Lần 3: để 14 giờ tăng gấp ba, bọt khí to. Do không có ở nhà cho ăn ngay lúc men đạt đỉnh nên lại nuôi tiếp 2 lần nữa

Lần 4: để 6 giờ tăng gấp 3

Lần 5: để tầm 3 giờ rưỡi tăng gấp 3

Tất cả các lần đều tỉ lệ 1:1:1

Vài sợi dây kinh nghiệm:

Duy trì hũ men cái starter này theo tỉ lệ 1:1:1 với 20g men, 20g nước, 20g bột. Sau khi em nó đạt peak thì lấy 30g-40g ra cấy levain làm bánh, chừa lại 20-30g cất tủ lạnh. Mỗi tuần cho ăn lại 1 lần. Cách này sẽ không để lại quá nhiều discard, đỡ hao bột.

Cấy levain tạm gọi là men con để làm bánh: tỉ lệ 1:2:3. Bánh mì ngọt dùng nước đào ép rất thơm. Bánh mì sourdough truyền thống cấy bằng nước La Vie cho em nó có “bổ sung khoáng chất” 😂

Nếu như duy trì men cái mà không lấy để cấy levain làm bánh thì mỗi tuần sẽ bị dư 40g discard. Gói gém cho em vào tủ đông. Khi muốn làm thì cho discard ra ngoài rã đông sau đó cấy levain 1:2:3, làm được các loại bánh mì khác nhau, bánh tiêu, bánh bò, bánh bao… trừ em sourdough truyền thống thì chưa dám thử vì sợ discard không đủ mạnh

Size rổ ủ mây bannetone: 500g dough dùng rổ đường kính 8 inches, 1000g dough dùng rổ đường kính 10 inches

Hokkaido milk bun: bánh nở tốt, vị chua rất nhẹ

Sourghdough truyền thống lần 1 : bánh vẫn chưa bung lụa như mong đợi. Cần phải làm thêm vài lần để hiểu tính khí của em men mới này. Bánh này cho tí rosemary sẽ rất hợp.

Hình minh hoạ do chuột bạch cung cấp, mình thì ít cầu kỳ hơn, chỉ cần tí bơ và thịt heo muối 🤓

Sourdough truyền thống lần 2: vẫn chưa thoả mãn, cô giáo bảo ủ thiếu mặc dù em nó đã nở phồng vượt mặt rổ, cần gập bột thêm 1 lần và mới ra gió thì đừng cho hạt

Crazy sourdough – Tập 3-Đâu nhất thiết phải là bánh mì truyền thống

Tiêu chuẩn

Men tự nhiên có rất nhiều ứng dụng cho các loại bánh cần lên men. Bánh mì ngọt, sandwich, bánh bao, bánh tiêu, bánh bò, pizza, cibatta…và nó dễ hơn loại sourdough truyền thống

Công thức sưu tầm trên mạng Hokkaido milk bun

Starter nuôi tỉ lệ 1:1:1

Levain cấy tỉ lệ 1:2:3 bằng nước ép đào đóng hộp của Vinamilk

Trước khi nướng quét mặt bánh bằng ít sữa tươi. Ủ chậm qua đêm hay không tuỳ thích. Muốn ăn liền thì tạo hình ủ lần 2 ngay trong ngày. Công thức này ra được 2 khuôn nhỏ 14x8x6cm

Cháo cua Hongkong

Tiêu chuẩn

Đi Hongkong hay Macao nhất định bạn phải thử qua món này ngoài các thứ truyền thống như dimsum hay cơm xá xíu.

Bí kíp để nấu món này ngon là nước lèo nấu từ đầu tôm, vỏ tôm cho ngọt và lên màu đẹp, gạch cua tạo độ béo. Gạo ngon và nấu nhừ. Gia vị nêm nếm chỉ là muối tiêu. Có thể cho tí gừng nấu chung. Khi ăn rắc thêm hành lá tuỳ thích. Món này ăn ngày mưa lạnh ngon tuyệt vời.

Phiên bản Hongkong dọn trong cái xửng như này, cua để nguyên con

Phiên bản ở nhà, dùng cua thịt gỡ sẵn cho dễ ăn 🤓

Crazy sourdough- Tập 1-Lên bờ xuống ruộng

Tiêu chuẩn

Tình cờ thấy một cuốn sách của VN hướng dẫn làm bánh mì từ men tự nhiên nội dung hình ảnh rất bắt mắt nên mình mua về đọc thử. Sách viết lôi cuốn tới độ mình đọc một hơi hết nửa cuốn trong 1 đêm nhưng chưa đủ động lực để nuôi men vì đã nghe tiếng vụ này khó.

Sau đó mình còn đặt mua bánh của tác giả từ Hà nội về ăn thử. Bánh ngon, trình bày rất nghệ thuật và từ đó mình quyết định nuôi men thử.

Một số thứ cần biết để chuẩn bị tâm lý:

  • Bạn sẽ lên bờ xuống ruộng với nó không ít thì nhiều
  • Nuôi men sourdough là một trò gây nghiện. Một khi đã lỡ “sa chân” bạn sẽ theo hoài
  • Bạn sẽ hoang mang, hy vọng rồi thất vọng
  • Đòi hỏi tính kiên trì, không nóng vội và đừng so bánh của mình với bánh thiên hạ khoe. Họ cũng phải trải qua kinh nghiệm đau thương và tự rút kinh nghiệm thôi

Lần 1 nuôi men vào tháng 12, thời tiết khá mát mẻ nhưng men bị yếu và chua. Vài ngày đầu, em nó còn bị mùi hôi (như bãi nôn mửa) khiến mình chỉ dám cho em ăn khi mọi người không có trong nhà bếp 😊

Một số sợi dây kinh nghiệm: những ngày đầu mình đã bỏ men dư khá nhiều, lại cho ăn quá dày nên hậu quả là hũ đó chỉ có nhiều bột, ít men gọi là bị bội thực. Nhớ hồi nhỏ nuôi cá vàng cũng vậy, mình cho nó ăn nhiều quá bể bụng chết 🤪

Lần 2 nuôi lại vào tháng 3-4, trời khá nóng. Tình thần là 14 ngày đầu, bạn cứ nuôi em với tỉ lệ 1:1:1 (men, nước, bột). Tuy nhiên vẫn phải theo dõi xem tình hình men nở như nào để cho em ăn khi đói và cho em ăn thường xuyên (nhiều hơn 1 lần/ngày). Ý tưởng là làm sao “bắt men” tự nhiên tồn tại trong không khí& bề mặt nguyên liệu nuôi men và để em phát triển trong môi trường sạch sẽ, đầy đủ dưỡng chất

  • Không để em bội thực (những ngày đầu khi bỏ bớt men mà lại cho ăn “đặc”)
  • Không để em đói (quên không cho em ăn, thời tiết nóng vân vân mây mây lí do, hiện tượng này cũng dễ quan sát miễn là bạn có thời gian, chẳng hạn như xem bề mặt hũ men hũ men mặt phẳng không còn phồng vun tròn hoặc mặt bị lõm, tách nước bên dưới là em đói)

Bột mì làm bánh mì: chọn loại tốt nhất có thể, hạn sử dụng còn dài, loại unbleach để men tự nhiên còn “tồn tại” chứ loại đã tẩy trắng thì men cũng bị…tẩy. Mình dùng Red Mill artisan bread flour. 10 ngày đầu có thể trộn chung bột mì nguyên cám whole wheat flour. Tỉ lệ 50:50. Bắt đầu nuôi với 20gr-50gr bột thôi vì mỗi ngày sẽ phải bỏ đi 1/2. Hôm kia thấy có người nuôi tận nửa kg 🤪

Nước nuôi men: 2 ngày đầu dùng nước ép thơm. Các ngày tiếp theo dùng nước tinh khiết. Mình dùng nước Vĩnh hảo. Mật ong organic cho vào nuôi cũng có tác dụng hỗ trợ cho việc “bắt men”

Đồ đựng men sạch nhưng không nên thường xuyên thay lọ giữ môi trường ổn định

Mình đang thử ngâm nước nho khô để nuôi. Nghe nhiều người khen cách này vì vỏ quả nho có thể có nhiều men tự nhiên bám trên bề mặt vỏ. 100g nho khô ngâm với 250ml nước tinh khiết…

Có thể nói khó nhất là miêu tả mùi men theo từng ngày. 2 ngày đầu dùng nước ép quả thơm nên tất nhiên là rất thơm. Các ngày tiếp theo…hên xui, đủ mùi từ khó ngửi tới mùi giống cơm rượu, mùi giấm chua. Chắc phải từ ngày 14 em mới có mùi…men.

Vị của men chua như nào mình không dám thử vì có bài trên mạng nói là ăn bột sống không vệ sinh lắm. Vì mỗi ngày đều có men dư bỏ ra nên ta có thể cho nó vô chảo chiên giòn với dầu ăn rồi nếm thử. Vụ này khá thú vị vì nó là cách nhanh nhất để giải quyết men dư. Mình đã thử chiên men dư với lá hẹ, chấm nước tương Nhật, sốt mayonaise, cá khô bào. Rất ngon!

Làm gì với men dư? 8 ngày đầu theo mình là chỉ vất đi hay cho heo ăn nếu bạn có ai đang nuôi heo để cho hoặc pha loãng tưới cây.

Sau khi men đã khá khá ổn thì trữ đông rồi dùng dần. Bánh bao, bánh bò, bánh tiêu, pizza, mufin vô số thứ…trừ bánh mì sourdough truyền thống. Tỉ lệ chuyển đổi từ công thức men công nghiệp sang men SD: 1gr men công nghiệp là 20gr men SD, sau đó nhớ trừ bớt phần nước và bột tương ứng và tăng thgian ủ. Xem thêm tại link này

https://truesourdough.com/want-to-convert-your-recipe-to-sourdough-heres-how/

Sau 14 ngày mình có thử làm bánh mì sourdough nhưng bánh không nở và khá chua. Tiếp tục nuôi em 7 ngày tỉ lệ 1:1.5:2

20g men-30g nước-40g bột bread flour rồi khuyến mãi thêm cả mật ong. Sau đó nuôi tiếp theo tỉ lệ đặc hơn 1:2:4. Ngày cho ăn 2 lần. Nếu men sau khi cho ăn tầm 4-6 giờ mà nở cao gấp 2-3 lần, lỗ khí to (đường kính tầm 7mm trở lên)nhìn thấy bên hông và dưới đáy hũ là em khoẻ có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát và lấy ra cấy levain làm bánh mì. Men bảo quản trong tủ lạnh thì mỗi tuần lấy ra cho ăn lại 1 lần tuỳ theo tỉ lệ 1:2:3 hay 1:2:4.

Bọt khí còn hơi bé chưa to khủng mặc dù men nở nhanh

Levain canh theo công thức bánh rồi tính ngược lượng SD, bột, nước cần dùng. Mình dùng tỉ lệ 1:1:1 để cấy. Em có nổi trên mặt nước nha

Các cảnh giới vẫn đang trên con đường đau khổ

Bột ủ trong rổ nở gấp đôi ở ngoài nhưng không nở gì cả khi ủ qua đêm trong tủ lạnh. Úp bột ra chuẩn bị nướng là bột bị chảy không giữ dáng. Chắc men vẫn yếu

Bánh nướng ra không tét mặt bung tai: chắc lò chưa đủ nóng, men yếu

Bánh còn hơi chua: chắc men yếu

Túm lại là vẫn cần thêm thgi nuôi và quản lý em men bất trị. Tuy nhiên bánh ra ăn cũng khá, đặc biệt là bánh English muffin và bánh mì VN. Không cần xài men công nghiệp nữa.

Baba au rhum

Tiêu chuẩn

Mình đã thấy bánh này vài lần trên các chương trình TV. Có vẻ nguồn gốc bánh là từ nước Ý (phần syrup rhum có vỏ chanh, cam) nhưng phiên bản Pháp cũng ngon không kém. Công thức gốc tại đây

Nguyên liệu:

  • 50g nho khô
  • 1 muỗng canh rượu rhum
  • 125ml sữa tươi
  • 5g men bánh mì
  • 25g đường
  • 210g bột mì đa dụng
  • 2g muối
  • 2 trứng gà
  • 75g bơ
  • 200g đường
  • 160ml rượu rhum
  • 400ml nước
  • 50g mứt mơ
  • Vanilla extract
  • Whipping cream
  • Khuôn cupcake hoặc khuôn kugelhopf 12 lỗ
  • Cách làm:
  • Ngâm nho khô với 1 muỗng canh rượu rhum cho mềm

    Đun chảy 25g bơ quét khuôn

    Đun sữa ấm 45 độ c, hoà đường và men bánh mì cho men nở chừng 5p rồi cho trứng, bột mì, muối, 50g bơ mềm đánh bột trong 5p. Bản chất bánh này là bánh mì nhưng không cần phải đánh cho bột kéo màn. Gom bột thành khối tròn. Ủ khăn ẩm lên bột 1 giờ cho bột nở gấp đôi.

    Trộn nho khô, cho bột vào khuôn tầm 1/2 khuôn chừa chỗ cho bột nổi. Đậy khăn ẩm ủ tiếp 30p-45p cho bột nở gấp đôi.

    Làm rhum syrup: đun đường, nước cho tan đường. Để nước đường nguội thì cho rượu rhum và 5ml vanilla extract .

    Làm nóng lò 190 độ c. Nướng bánh 20p. Cho bánh ra rack và bắt đầu “tắm” rượu bằng cách thả bánh vào rhum syrup ngâm 1-2p. Bánh sẽ hút rất nhiều syrup nhưng đừng lo bánh bị nhũn nhé.

    Sau khi ngâm bánh, quét mứt mơ đã đun chảy với 1 muỗng cafe nước.

    Bánh để lạnh ăn với whipping cream đánh với ít đường xay và vanilla extract.

    Nếu làm bằng men tự nhiên sour dough thì sử dụng 75g levain, 210g bột mì số 13, 85ml sữa, 2g muối, 2 trứng gà, 75g bơ, 1g baking soda (khử chua men)

    Bánh ít tạo hình

    Tiêu chuẩn

    Mình học món này từ lớp của cô Thụy An. Đây là bánh ít tạo hình trái cây, khác với bánh đậu xanh trái cây. Bánh này ra đẹp vì cách làm vỏ cũng rất khác biệt, nhồi bột đem hấp rồi mới tạo hình & thưởng thức. Công thức có dầu dừa khá béo và tạo hình (nặn trái bằng tay không đeo găng) xong rồi là ăn nên đòi hỏi tiêu chuẩn vệ sinh cao. Gọi là để chưng tết, chụp hình thì ok còn mình thì vẫn thích ăn bánh ít truyền thống gói lá chuối, lá gai hơn ^^.

    Nguyên liệu phần vỏ: ra được 450g

    Phần lỏng:

    • 100g glucose
    • 20g dầu dừa
    • 70-80g nước sôi (có thể dung nước lá cẩm, lá dứa nếu muốn pha màu từ thực phẩm thiên nhiên)
    • 50g bột cốt dừa

    Phần hỗn hợp:

    • 150g bột nếp Thái
    • 30g bột gạo (giúp vỏ đứng nhưng bánh sẽ mau bị cứng)
    • 15g bột năng
    • 100-200g đậu đã sên đường (tùy ý, giúp bánh đứng hơn nhưng màu bánh không đẹp)

    Phần điều chỉnh:

    • 30g corn syrup
    • 20g bột bánh dẻo

    Nguyên liệu phần nhân: cho ra 800g nhân nấu, làm được tầm 35 trái

    • 250g đậu xanh khô không vỏ
    • 150g đường cát
    • 30g dầu ăn
    • 100g cơm sầu riêng, dừa sấy (tùy ý)
    • 50g bột cốt dừa (hoặc 70g nước cốt dừa/sữa tươi/nước lọc tùy thích)
    • 1 chút muối
    • 20g bột mì đa dụng (tùy ý)

    CÁCH LÀM:

    Pha màu & mùi phần vỏ: có nhiều loại màu như màu gel (hiệu Wilton), màu thiên nhiên chai đóng sẵn, màu bột (cà phê hòa tan, bột trà xanh, bột gấc, bột dâu, bột trái đào), Hersey syrup (nhớ trừ bớt glucose vì syrup đã ngọt sẵn) hoặc tự nấu lá ra màu.

    Màu lá cẩm: 1kg lá cẩm rửa sạch, để nguyên gốc, cắt khúc & 500g nước đem luộc như luộc rau (nước sôi mới cho lá vào, đợi lá xẹp rồi cho them dần), tắt lửa đậy nắp để nguội rồi đem lọc cặn. Cho ít đường cát sẽ giúp nước lâu bị thiu. Sau đó chia nước vào chai nước suối đem đông đá. Khi dùng thì đem xả chai dưới vòi nước tan 30% thì lấy phần nước đậm đặc đó để pha màu.

    Làm vỏ: Đun ấm phần lỏng cho hoàn tan, để ấm rồi trộn phần hỗn hợp. Đem bọc cling film, ép mỏng 1cm hấp cách thủy 30p (không chồng các lớp bột, phải chừa hở khoảng trống để hơi nước bay lên thì bột mới chín đều) sau đó nhồi bột bang máy đánh trứng. Nhồi xong đến phần điều chỉnh: nếu thấy vỏ khô thì cho corn syrup, vỏ nhão thì cho bột bánh dẻo (phải đợi bột nở vì lúc đầu khi nhồi bột chưa nở nên chưa hòa quyện tốt vào hỗn hợp sẽ có cảm giác bị cát nhám lạp xạp). Chia bột ra từng phần nhỏ và pha màu, gói bột cho vào tủ lạnh OK vì bột này có dầu nên ko sợ bị cứng.

    Làm nhân: nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện, nước cao hơn đậu tầm 1/2 lóng tay, nhớ mở nắp nồi khi nấu để tránh nước sôi tràn nắp. Xay bột cốt dừa chung với đậu xanh, đường, muối rồi đem sên lửa vừa 160 độ C tới khi lóc chảo. Hòa dầu ăn & bột mì cho vào chảo sên tiếp xong tắt lửa, trộn cơm sầu riêng, cơm dừa tùy thích.

    Tạo hình bánh: 50g gồm 25g nhân, 25g vỏ. Cần tính trước mình muốn làm trái gì để pha màu và chia sẵn các cục vỏ theo màu. Trái xanh đi với vàng chanh (vd trái quýt, trái bưởi) ; trái đỏ đi với vàng cam (vd táo đỏ, cà chua). Không đeo bao tay vì sẽ làm trái không láng mịn.

    Bảng phối màu vỏ bánh:

    • Thị: 15g vàng chanh, 10g trắng
    • Táo đỏ: 10g đỏ, 10g vàng cam, 5g trắng(*)
    • Quýt/cam/chanh vàng: 15g vàng chanh, 5g xanh vừa, 5g trắng
    • Quýt xanh: 15g xanh, 5g vàng chanh, 5g trắng
    • Đào tiên: 15g hồng, 10g trắng
    • Đu đủ: 15g vàng chanh, 5g xanh vừa, 5g trắng
    • Cà chua: 10g đỏ tươi, 10g vàng cam, 5g trắng
    • Mãng cầu: 10g trắng bọc nhân, 15g xanh vừa làm các múi na
    • Cà tím: 15g tím, 10g trắng
    • Măng cụt: 15g tím đỏ, 10g trắng
    • Dừa/Cau: 15g xanh vừa, 10g trắng

    (*) Một số vỏ có 5g trắng là do muốn tiết chế bớt màu đậm như đỏ hay tím, phần phối màu gần giống làm wagashi (vd táo đỏ: vo tròn phần đỏ, nhấn nhẹ 1 lỗ hõm cho 1 viên vàng vào tạo chỗ chin vàng của trái táo, đập dẹp, sau đó chồng thêm lớp trắng lên cho vỏ đủ dày rồi bọc nhân).

    Mãng cầu là quả khó nhất: phần xanh nhạt ve các viên tròn to nhỏ khác nhau để ngoài cho khô & cứng. Bọc nhân với phần vỏ trắng và dán các viên bột xanh bằng nước lọc tạo múi. Rây bột bánh dẻo lên bánh tạo phấn.

    Bánh có thể bảo quản nhiệt độ phòng trong 3 ngày. Nếu cần để lâu hơn thì cấp đông tối đa 30 ngày và rã đông tự nhiên tầm 4 tiếng (nghe bảo là cách này ra bánh ngon hơn mới làm & ăn liền)

    Thành phẩm của mình sau 1 ngày học

     

    Nama Wagashi

    Tiêu chuẩn

    Nama wagashi là loại bánh đẹp truyền thống Nhật, nghe tên đã lâu nhưng vì nó chỉ đẹp chứ vị thì không có gì đặc biệt nên mình cũng không chú ý lắm. Tình cờ tìm được lớp dạy của Song Thủy nên tò mò đi học thử. Ở đây thì họ cũng đã cải cách nhiều để làm nhanh hơn, có thể kinh doanh. Lớp không dạy phần làm tinh đậu nành. Tham khảo cách làm theo hình sau.

    Sau khi có tinh đậu nành thì trộn đường và bột mochi với tỉ lệ đường cát 25% vs bột đậu trắng. Bột nếp mochi 6% lượng tinh đậu, nước gấp đôi lượng bột khuấy đều trộn vô bột đậu rồi đem sên bằng lò vi sóng 900w theo lượng bột đậu vd 300g thì 3p, đem ra đảo đều rồi sên típ 1/2 thời gian lúc đầu,thời gian sên này cũng tùy vào kinh nghiệm và tinh đậu có khô hay không. Sau khi sên xong chưa nặn bánh thì có thể bảo quản ngăn mát được 4 ngày.

    Nếu muốn sên chảo thì trộn dầu ăn vào bột 3-5% lượng bột, sên tới khi bột hết dính spatula đảo thấy nặng tay là được.

    Sau khi sên, dàn bột ra khay để nguội đeo găng nhồi bột cho mịn đều ko bị khô mặt

    Nặn bánh: Vỏ 20g nhân 15g. Có thể bảo quản ngăn đông sau khi nặn 1 tháng

    Dụng cụ cần có

    img_2112

    Chỉ được pha màu gel, màu bột, KHÔNG dùng màu nước. Nguyên tắc pha màu cho bánh

    Bánh có 2 màu, giữa cánh màu trắng ví dụ hoa anh đào:  vỏ 20g hồng, lấy 1 viên trắng tầm hạt bắp cho vào giữa đập dẹp, dùng ngón tay miết rìa cho mỏng. Lật ngược vỏ (để màu trắng ra bên ngoài) rồi bọc nhân. Cách làm tương tự cho quả hồng nhưng phần màu vàng sẽ không nằm giữa mà nằm sang 1 bên.

    Đối với bánh hoa cúc có màu bên trong và trắng bên ngoài: chia phần vỏ làm đôi i.e bọc 10g bột trắng với 10g bột màu bên trong cho phần vỏ. Vo tròn, đập dẹp rồi bọc tiếp nhân.

    Bông cúc âm dương: tương tự bông cúc trên nhưng chia bánh 2 màu xanh đỏ nên vỏ 10g trắng, xanh 5g đỏ 5g

    Nhụy hoa: ép 1 ít nhân qua rây bột cho nhụy xòe, dùng đũa gắp nhụy gắn lên bánh.

    Kĩ thuật tạo cánh hoa cúc bằng đũa:

    Cách cầm đũa: 1 cây cố định và 1 cây di động

     

    Kết quả của 1 ngày học tập được 12 kiểu